Bán Bột Sả sấy khô nguyên chất

[gia]Theo số lượng[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]theo yêu cầu[/dientich]
[ketcau]Nguyên chất[/ketcau]
[tintuc]
Chuyên cung cấp Bột Sả sấy khô nguyên chất
(Đóng tùi: theo yêu cầu)
Giá bán: Theo số lượng.
(Đặc biệt có cung cấp số lượng lớn và đóng gói theo yêu cầu)
Giao hàng toàn quốc, Quốc tế
(Cam kết đúng chất lượng, ưu đãi khách hàng đối tác lâu dài)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Cây sả ngoài công dụng giúp làm tăng hương vị cho món ăn thêm phần đậm đà mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Các thành phần tự nhiên chứa trong nguyên liệu này không những giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt mà còn phòng ngừa ung thư.
Cây sả
Cây sả bên cạnh tác dụng làm đẹp còn giúp giải cảm và điều trị bệnh
+ Tên khác: Sả chanh, cỏ sả, hương mao hoặc lá sả
+ Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Java)
+ Họ: Lúa Poaceae (Gramineae)
I. Mô tả cây sả
+ Đặc điểm sinh thái của cây sả
Sả chanh: Là dạng cây mọc theo dạng bụi, sống lâu năm với thân cao từ 1 – 1,5 m. Cây có thân rễ màu trắng xanh hoặc hơi tía. Phiến lá dài khoảng 1 m, hẹp với các bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Mép lá sờ hơi nhám và cò mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông nhưng có sọc dọc. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhưng không có cuống.
Sả Java: Mọc dạng bụi có thân cao khoảng 2 m. Thân gốc có màu hồng hoặc đỏ tím. Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu vào lòng đất khoảng 20 – 25 cm. Lá thuôn dài, có màu xanh, mép lá nhám. Khi trưởng thành, lá rủ xuống khoảng 2/3 phiến lá với các bẹ lá quấn chặt lấy nhau, bao bọc lấy câu. Hoa mọc thành từng chùm thẳng đứng.
+ Phân bố
Sả chanh: Có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được du nhập và trồng ở tất cả các tỉnh thành ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Sả Java: Xuất xứ từ đảo Java của Indonexia và hiện nay có thể tìm thấy ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Madgascar,…
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận dùng: Thân và lá
Thu hái: Thu hoạch quanh năm
Chế biến: Dùng tươi nên chỉ cần hái về rửa sạch và dùng
+ Thành phần hóa học
Cây sả có các thành phần chính như citronella, citra, geraniol và citronellol.

II. Vị thuốc
+ Tính vị
Tính ấm, vị cay
+ Tác dụng
Cây sả có những tác dụng chính như sau:
Giải độc cơ thể: Sả có tác dụng thông tiểu tiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, chúng giúp tuyến tụy, thận, gan và bàng quang trở nên sạch sẽ hơn
Sát trùng: Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chi y khoa Braxin cho thấy, sử dụng sả giống như một phương pháp điều trị nhiễm trùng khuẩn staph. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.
Chống viêm: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho biết, các tinh chất chiết xuất từ sả chanh có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột
Ngăn ngừa ung thư: Theo các nhà khoa học, thường xuyên sử dụng nước sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú và ung thư gan. Bởi trong tinh chất sả có chứa thành phần luteolin – hoạt chất có khả năng ức chế, làm chậm sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư
Ngoài những tác dụng nêu trên, cây sả còn được biết đến bởi những công dụng sau:
+ Làm đẹp da
+ Điều trị rối loạn kinh nguyệt
+ Chống trầm cảm
+ Cải thiện tình trạng căng thẳng, chóng mặt và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, Alzheimer
+ Tốt cho tóc
+ Giúp giảm cân
+ Có lợi cho hệ tiêu hóa

1. Tốt cho tiêu hóa
Trà sả có thể giúp ứng phó với các vấn đề về tiêu hóa như giảm: Buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày… giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia năm 2012 cho thấy sả có tác dụng chống loét dạ dày, giúp giảm đau bụng.
2. Giảm huyết áp
Sả có nhiều kali và giúp tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Forum, sả có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.
3. Hỗ trợ giảm cân
Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.
4. Ngừa ung thư, chống lão hóa
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho thấy, sả chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như lão hóa sớm.
5. Giảm stress
Sả là một thành phần có trong công thức thảo dược có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
6. Tốt cho tim mạch
Sả được sử dụng để điều trị cholesterol cao và kiểm soát bệnh tim. Một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm đã kiểm tra tác động của sả đối với chuột. Người ta phát hiện ra rằng ăn sả làm giảm mức cholesterol, và do tác động đáng kể của việc giảm cholesterol, nó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ khỏi các bệnh tim lớn.
Nói chung, sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.
7. Thúc đẩy sự phát triển của tóc
Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.
Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.
8. Tăng cường sức khỏe răng miệng
Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, các đặc tính kháng khuẩn của sả giúp chống lại vi khuẩn streptococcus sanguinis, vi khuẩn gây sâu răng.

III. Cách làm trà sả
Thành phần: Nước, sả, mật ong
Cách làm:
+ Rửa sạch sả tươi với nước. Sau khi làm sạch, cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
+ Đun sôi nước và cho sả tươi vào.
+ Đun sôi tiếp khoảng 10 phút.
+ Lọc trà, thêm mật ong và dùng nóng.
+ Tác dụng phụ
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của cây sả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng sả để điều trị bệnh. Nguyên nhân là do sả có tác dụng kích thích tử cung dẫn đến sẩy thai.
+ Lưu ý
Khi sử dụng sả điều trị bệnh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:
Cây sả có tính ấm và có khả năng làm ra mồ hôi nên chỉ có tác dụng điều trị các chứng bệnh do hư hàn
Không nên sử dụng tinh dầu sả nguyên chất tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày
Người mắc các chứng bệnh do nhiệt hoặc cơ thể hư nhược không nên dùng sả.

+ Nguồn gốc xuất xứ: Sản xuất từ cây sả tươi (Việt Nam).
+ Thành phần: 100% từ nguyên liệu cây tươi.
+ Chỉ tiêu độ ẩm: < 10%.
+ Kích thước: Dạng bột mịn và theo yêu cầu của khách hàng.
+ Bao gói: Trọng lượng 1kg, 2kg, 5kg …+ Đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
+ Điều kiện bảo quản: < 200C
GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM



Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7).
Chúng tôi cam kết luôn nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng phấn đấu để mang đến sự thành công, thịnh vượng cho Quý Khách hàng !

[/tintuc]