Chuyên cung cấp Củ Tỏi tươi/khô/bột

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Theo nhu cầu[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Củ Tỏi tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Tỏi có thể sử dụng thành gia vị trong nước chấm pha chế gồm mắm, tỏi, ớt, tương, đường...Hoặc tỏi được trộn đều với các món rau xào (nhất là rau muống xào...) khiến món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được làm nước muối tỏi và ớt. Trong nấu ăn một số món có kèm theo tỏi phi.
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi.

Dưới đây là 6 bài thuốc chữa bệnh từ củ tỏi:
1) Phòng, chống cảm mạo: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi nguội tỉ lệ 1/10. Phòng cảm, trước khi đi ngủ nhỏ vài giọt vào cả 2 mũi; khi bị cảm, nhỏ mũi ngày 3 - 4 lần mỗi lần vài giọt. Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500ml; tỏi và gừng rửa sạch, xắt nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn. Tỏi 25g, hành củ 50g; hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, sắc kỹ với 250ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.
2) Lỵ amíp và lỵ trực trùng: giã nát tỏi cho vào nước nấu sôi đã để nguội với tỉ lệ 5% và 10%, ngâm trong vòng 2 giờ rồi đem lọc qua gạc, thụt vào hậu môn.Trong 2 ngày đầu với dung dịch 5%, sau đó dùng dung dịch 10% mỗi ngày thụt 1 lần, kết hợp uống 6g tỏi mỗi ngày chia 3 lần, đợt điều trị kéo dài 5 - 7 ngày. Nếu hậu môn bị rát sau thụt thì ngâm vào nước ấm.
3) Tăng huyết áp: Ngâm tỏi với rượu 600 (1 phần tỏi, 5 phần rượu), ngày uống 20 - 50 giọt chia 2 - 3 lần. Nếu dùng quá liều huyết áp sẽ tăng; đợt dùng 10 - 15 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày dùng đợt khác.
4) Đái đường: Tỏi 100g bỏ vỏ, ngâm vào 1/2 lít rượu nếp 450; sau 1 tuần lễ uống trước bữa ăn sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ; mỗi lần một muỗng cà phê; đợt dùng 10 - 15 ngày, nghỉ 3 - 5 ngày dùng đợt khác.
5) Viêm ruột, ăn uống không tiêu, đầy bụng, đại tiện không thông: giã tỏi rịt vào rốn, cách ly bằng lá lốt hoặc lá trầu hơ héo; đồng thời lấy tỏi giã dập, bọc băng lại, nhét vào hậu môn.
6) Giun đũa, giun kim: Giã nát tỏi đủ dùng, trước khi đi ngủ xát vào hậu môn; hoặc sắc 25g tỏi với 1 lít nước, nấu sôi 10 phút, ngày uống 30ml. Có thể thường xuyên ăn tỏi sống hoặc dùng nước tỏi 5-10% thụt hậu môn.

Các lưu ý khi sử dụng tỏi để chữa bệnh:
Ăn tỏi thường hôi miệng. Vài búp chè hoặc 1 lát đương quy cho vào miệng nhai, uống vài hớp nước trà là cách khử mùi.
Tỏi có tác dụng phòng ngừa và chữa được nhiều bệnh tật hiệu quả cao; tuy nhiên, nếu nấu chín tỏi sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh, tỏi cần đập giập, giã nát trước khi sử dụng để giải phóng các chất trong tỏi.
Người ta thường đặt cho tỏi những biệt hiệu như: “thần dược”, “thuốc chữa bách bệnh”… nhưng nó (cũng như các loại làm thuốc khác) không phải là thuốc vạn năng. Những người viêm dạ dày tá tràng, viêm gan, viêm thận dùng phải thận trọng. Không nên ăn nhiều tỏi lúc đói bụng.
Người âm hư nội nhiệt; thai sản; các chứng bệnh về mắt, lưỡi, mũi, miệng không nên dùng tỏi. Tuy nhiên, để chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu mè hoặc mật ong tỉ lệ 1:1; rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào mũi.
Đông y cho rằng ăn tỏi lâu ngày dẫn tới tổn thương gan, hại mắt; ăn tỏi trường kỳ đến 50 tuổi con ngươi sẽ bị đục, thị lực giảm, tai ù, đầu nặng, chân nhẹ.
Rất nhiều chuyên gia y tế cảnh báo rằng hàm lượng sulfua cao trong tỏi có thể gây viêm đại tràng và viêm da, thông qua việc tiêu hủy các chủng vi khuẩn bình thường của ruột. Điểm mấu chốt của dị ứng và các tác dụng không mong muốn của tỏi nằm trong số lượng tỏi được dùng.

[/tintuc]