Nông sản tươi Nông sản 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia: Nông sản tươi

Bạn đang xem: Nông sản tươi

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Tươi/khô/bột[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Rau Cần tây tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Cần tây là một loại rau phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Các tác dụng của cần tây có thể kể đến như giảm cân, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu, giảm mỡ máu,...

Thành phần hóa học
Rau cần tây có 90,5% nước, 1,95% hợp chất nitơ, 0,07% chất béo, xenluloza 1,15% và 1,13% tro, vitamin A, B, C, các chất khoáng như Mg, Mn, Fe, I, Cu, K, Ca và vitamin P, cholin, tyrosin, axít glutamic và khi chưng cất cho từ 2-3% tinh dầu không màu rất lỏng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là carbide tecpen, d.limonen, silinen, sesquitecpen stinben, giaiacola, những lacton sednolit và anhydride secdanoit...
Tác dụng sức khoẻ của rau cần tây
Hỗ trợ giảm cân
Cần tây có hàm lượng chất xơ và nước cao cùng với lượng calo thấp giúp bạn không nạp quá nhiều calo khi ăn cần tây. Thêm vào đó, cần tây không chứa nhiều tinh bột giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, cần tây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất béo tốt như các loại đậu, hạt, cá hồi,... sẽ mang lại hiệu quả giảm cân tốt khi thực hiện các chế độ ăn kiêng.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Cần tây cung cấp vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, folate, vitamin K và flavonoid có tác dụng chống viêm và bảo vệ hệ tim mạch. Bên cạnh đó, cần tây có chứa kali giúp điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Cần tây là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan có thể bảo vệ niêm mạc hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng loét dạ dày, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong cần tây cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón và xây dựng hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Dịch chiết cần tây có chứa một số flavonoid và thành phần có hoạt tính kháng khuẩn chống lại Escherichia coli - một vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá. Ngoài ra, các chất này còn đóng vai trò trong việc điều trị loét dạ dày.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Các flavonoid như apigenin, luteolin và phenolics có trong cần tây có tác dụng chống lại sự tổn thương của các tế bào beta tuyến tụy - là nơi sản xuất insulin. Đặc biệt, apigenin có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Cần tây cũng cung cấp nhiều quercetin - chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện sự hấp thu glucose ở gan và kích thích tiết insulin hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu, uống 250mg chiết xuất lá cần tây ba lần mỗi ngày trước bữa ăn giúp giảm lượng đường trong máu ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Chứa nhiều chất chống oxy hoá
Cần tây chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm axit caffeic, axit p-coumaric, axit ferulic, apigenin, luteolin, tanin, saponin và kaempferol giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn hại cho các mô và tế bào, giảm stress oxy hoá và bảo vệ tổn thương tế bào, cơ quan.
Chống viêm
Cần tây có chứa apigenin - hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống oxy hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn cần tây thường xuyên (giàu apigenin) có thể làm giảm tình trạng viêm đại tràng và cân bằng hệ thống đường tiêu hoá.
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Cần tây hoặc nước ép cần tây có thể giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định và điều trị huyết áp cao. Ngoài ra, apigenin trong rau cần tây có thể giúp giãn mạch máu, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn và làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng nitrat tự nhiên cao trong rau cần tây giúp mang lại những lợi ích sức khỏe tim mạch.
Tốt cho hệ thần kinh
Dưới đây là một số tác dụng của rau cần tây giúp cải thiện sức khỏe thần kinh:
Sinh thần kinh: cần tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh và bảo vệ mạng lưới thần kinh.
Phòng ngừa, điều trị bệnh Alzheimer: chiết xuất cần tây chứa vitamin K giúp cải thiện chức năng não, có giá trị trong cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.
Tăng cường trí nhớ: hàm lượng vitamin A và choline có trong cần tây giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. Chiết xuất cần tây có thể cải thiện chức năng nhận thức liên quan đến lão hóa và trầm cảm. (Xem thêm sản phẩm vitamin A giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường thị lực).
Giúp ngủ ngon: cần tây chứa hợp chất butylphthalide có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh trung ương giúp thúc đẩy ngủ ngon hơn.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Cần tây chứa các hợp chất chống viêm và chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do giúp giảm viêm và ngăn ngừa ung thư.
Theo nghiên cứu, dịch chiết cần tây đã được thử nghiệm và có hiệu quả trên một số dòng tế bào ung thư bạch cầu. Bên cạnh đó, thành phần rau cần tây chứa luteolin có tính chất chống ung thư giúp ngăn chặn sự lan rộng của các tế bào ung thư.
Hỗ trợ giảm mỡ máu, bảo vệ gan
Mỡ máu cao được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đau tim hoặc đột quỵ. Các chất dinh dưỡng có trong cần tây bao gồm vitamin C và polyphenol có tác dụng giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Vì vậy, việc cung cấp rau cần tây hàng ngày có thể giúp kiểm soát mỡ máu cao.
Trong một nghiên cứu, chế độ ăn rau cần tây cùng với rau diếp xoăn thường xuyên làm giảm men gan, cholesterol toàn phần, triglyceride và cải thiện tình trạng mỡ máu ở người mắc bệnh này.
Tăng cường thị lực
Các vitamin trong cần tây có tác dụng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác - là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mất thị lực.
Cần tây cung cấp vitamin A, vitamin B và vitamin C giúp cải thiện thị lực tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tây còn chứa lutein và zeaxanthin, là những carotenoid tích tụ trong võng mạc để hỗ trợ bảo vệ thị lực.
Giảm dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Cần tây là một nguồn folate tốt có quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thai nhi. Bổ sung folate có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh và tình trạng sinh non.
Ăn rau cần tây có thể giúp cung cấp folate cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh và giúp phụ nữ trong độ tuổi sinh nở bổ sung những dưỡng chất cần thiết.

Lợi tiểu
Rau cần tây giúp tăng cường bài tiết nước tiểu và axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau cần tây cũng giúp giảm lượng protein trong nước tiểu.
Vì vậy, cần tây được khuyến nghị nên bổ sung trong chế độ ăn của bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát để giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể.
Hỗ trợ giảm hen suyễn
Bổ sung cần tây thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn. Thành phần cần tây có chứa vitamin C giúp ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do gây hại đối với hệ hô hấp và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn. (Xem thêm các sản phẩm vitamin C chống lão hóa, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết).
Tăng cường sức khoẻ xương khớp
Cần tây và hạt cần tây chứa khoảng 25 hợp chất chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn viêm gây đau. Do đó, những bệnh nhân bị viêm khớp hoặc loãng xương nên bổ sung cần tây trong chế độ ăn để hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, cần tây cũng rất giàu vitamin K giúp tăng cường mật độ xương và hỗ trợ quá trình đông máu giúp làm giảm nguy cơ gãy xương.
Tăng cường sức khoẻ sinh lý nam giới
Nghiên cứu cho thấy apigenin và apium trong cần tây có khả năng chống lại tổn thương tinh hoàn do hóa chất gây ra đem lại tác dụng tích cực trong việc phục hồi tinh hoàn và chức năng sinh dục.
Ngoài ra, cần tây có thể kích thích sản sinh hormone nam như androstenol và androsterone, hoạt động như một chất kích thích tình dục tự nhiên. Bên cạnh đó, cần tây còn có tác dụng tăng số lượng tinh trùng, cải thiện khả năng sinh sản của nam giới.
Giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
Cần tây có tính axit thấp nên có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa chứng trào ngược dạ dày, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Chiết xuất ethanol của cần tây có thể chống co thắt rất tốt, đặc biệt là giảm co thắt đường tiêu hóa.
Cần tây chứa nhiều axit clohydric giúp phục hồi đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hoá. Vì thế, uống nước ép cần tây thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh hơn và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.
Giảm chướng bụng
Cần tây chứa lượng lớn chất xơ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chướng bụng và các triệu chứng liên quan.
Bên cạnh đó, nước ép cần tây thúc đẩy gan tăng sản xuất mật và tăng cường sản xuất axit hydrochloric trong dạ dày để phân huỷ protein cũ không tiêu hóa được và chất béo ứ đọng ở đáy dạ dày, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi.
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Cần tây có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ thống đường tiết niệu. Ngoài ra, cần tây cũng có khả năng tăng cường chức năng thận và kích thích sự sản xuất nước tiểu giúp loại bỏ vi khuẩn và chất cặn bẩn khỏi đường tiết niệu.

Cách sử dụng rau cần tây trong các bữa ăn
Rau cần tây có thể ăn sống hoặc ăn chín nhưng rau sống thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với rau nấu chín.
Theo một nghiên cứu, hấp cần tây trong 10 phút có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng chất chống oxy hóa, nhưng cần tây luộc có thể làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong rau.
Bạn có thể kết hợp cần tây với dưa chuột, táo, cải bó xôi và chanh để tạo ra một ly sinh tố ngon và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể thêm cần tây hoặc hạt cần tây vào các món salad, súp,...
Lưu ý khi ăn cần tây
Ăn cần tây một cách hợp lý sẽ mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe vì cần tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin K, kali và chất xơ.
Tuy nhiên, với bất kỳ loại thực phẩm nào, việc ăn quá nhiều cần tây cũng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
Mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng và hệ tiêu hóa khác nhau, vì vậy, nên điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp theo cá nhân và lắng nghe cơ thể của mình. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 3 - 5 chén rau cần tây sống hoặc 2 - 3 chén rau đã nấu chín.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Tươi/khô/bột[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Rau Diếp cá tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
1) Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của rau diếp cá
Là một loại cỏ nhỏ, mọc quanh năm (evergreen), ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây thảo cao 15–50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.

Rau diếp cá còn có những cách gọi khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo,… thuộc loài cỏ nhỏ, sống nơi ẩm ướt, thân rễ mọc sâu dưới đất. Thân cây diếp cá mọc đứng, thường ít lông hoặc không lông, đầu lá hơi nhỏ; lá hình tim, hoa nhỏ và mùi hương toát ra có vị tanh như mùi cá.
Loài của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt.
Rau diếp cá được xem như một vị thuốc từ thiên nhiên mang lại những tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau diếp cá chỉ thực sự tốt khi biết dùng đúng cách, nếu quá lạm dụng dễ gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Vậy rau diếp cá có tác dụng gì? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Một số lợi ích của rau diếp cá đối với sức khỏe
Rau diếp cá loại rau ăn sống khá phổ biến với nhiều người. Nhưng những lợi ích liên quan đến loại rau này đôi khi chúng ta cũng chưa khám phá hết và luôn quan tâm đến việc ăn rau diếp cá có tác dụng gì?
2) Dưới đây là một số tác dụng của rau diếp cá mang lại lợi ích sức khỏe:
Rau diếp cá giúp điều trị mụn hiệu quả: Thành phần hoạt chất trong rau diếp cá có chứa các chất kháng sinh, kháng viêm, vì vậy có thể sử dụng rau diếp cá trong chăm sóc da mụn. Sử dụng lá diếp cá được rửa sạch để ráo nước, sau đó giã nát và hòa thêm một chút muối vào hỗn hợp này sau đó đắp lên phần da bị mụn. Thực hiện cách này giúp mụn nhanh chóng bớt sung, đau. Hơn nữa, ngoài sử dụng rau diếp cá để điều trị mụn thì rau diếp cá còn có thể giúp da giảm thiểu được tình trạng thâm đen do mụn.
Rau diếp cá và các tác dụng với bệnh đái tháo đường: rau diếp cá có chứa hợp chất ethanol. Và trong nghiên cứu mối liên quan giữa loại rau này với các bệnh nhân đái tháo đường cho thấy, những bệnh nhân uống nước rau diếp cá liên tục trong 3 tuần có thể làm giảm đáng kể hàm lượng đường glucose trong máu lúc đói. Ngoài ra, trong thành phần của nước rau diếp cá còn chứa các chất chống tiểu đường và có vai trò trong hoạt động kiểm soát và ổn định hàm lượng đường huyết trong cơ thể. Vì thế, rau diếp cá còn được coi như liều thuốc tiềm năng có hiệu quả đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Rau diếp cá có thể làm giảm đáng kể hàm lượng đường glucose trong máu
Rau diếp cá giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả: thành phần hợp chất trong rau diếp cá ngoài công dụng cải thiện đường huyết thì nó còn có tác dụng chống béo phì. Khi uống nước rau diếp cá có khả năng làm giảm mỡ dư thừa trong cơ thể. Sử dụng đều trong một thời gian ngắn có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Rau diếp cá giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt: theo kinh nghiệm dân gian, khi gặp chứng tiểu buốt có thể sử dụng rau diếp cá trong các bữa ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng tiểu buốt đồng thời lợi tiểu hơn. Chính vì tác dụng này, nên các bài thuốc đông y cũng tận dụng lợi ích của rau diếp cá để bào chế thuốc lợi tiểu.
Rau diếp cá giúp giải độc cơ thể: bên cạnh khả năng giúp tăng lợi tiểu của rau diếp cá, thì rau diếp cá còn có thể giúp tiêu trừ độc tố, thanh lọc và thải độc ra khỏi cơ thể. Và các loại độc tố này sẽ được đào thải qua đường nước tiểu.
Rau diếp cá giúp tăng cường hệ miễn dịch: Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng rau diếp cá có thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch bởi vì những chất này có thể giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết. Đây là tế bào thiết yếu của cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh. Chính vì thế, rau diếp cá được sử dụng cho mọi lứa tuổi để cải thiện sức đề kháng.
Rau diếp cá có tác dụng hạ sốt cho trẻ em: Khi thời tiết thay đổi, trẻ em có thể thường bị cảm, nóng và sốt. Trong tình huống này, nếu trẻ sốt nhẹ và bạn ngại sử dụng thuốc tây để hạ sốt cho bé thì bạn có thể sử dụng rau diếp cá như một vị thuốc thay thế giúp hạ sốt cho trẻ hiệu quả.

3) Bài thuốc chữa bệnh sử dụng rau diếp cá
Bài thuốc giúp hạ sốt cho trẻ em: sử dụng diếp cá 20 gam, rửa sạch và giã nát sau đó vắt bỏ bã lấy nước. Cho trẻ uống 2 lần hoặc dùng đến khi hết sốt. Hoặc sử dụng diếp cá với 15 gam kết hợp với lá hương trà 12 gam, cũng rửa sạch và nấu nước uống để hạ sốt cho trẻ.
Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy nhưng chưa có mủ: sử dụng 12 gam rau diếp cá rửa sạch, giã nát. Sau đó, lấy bã diếp cá đắp vào vị trí mụn. Thực hiện ngày 2 lần và làm trong vòng 3 ngày thì tình trạng của mụn sẽ giảm đau sưng nhanh chóng.
Bài thuốc chữa chứng mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: sử dụng 35 gam rau diếp cá, rửa sạch, tráng nước sôi để nguội, để ráo và đem giã nát. Sau đó, ép hai miếng gạc sạch rồi đắp lên mắt sung khi đi ngủ. Thực hiện việc này trong 3 ngày sẽ giúp triệu chứng mắt đỏ.
Rau diếp có còn được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý
Rau diếp có còn được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý
Bài thuốc chữa vú sưng do tắc sữa: sử dụng 25 gam rau diếp cá đã được sấy khô cùng với 10 quả táo đỏ. Sau đó sắc 3 bát nước còn 1 bát và uống trong ngày. Sử dụng cách này từ 3-5 ngày sẽ giúp giảm sưng vú.
Bài thuốc chữa táo bón: sử dụng 10 gam rau diếp cá đã được sao khô, hãm với nước sôi sau 10 phút có thể sử dụng trà để uống hàng ngày. Lưu ý, chỉ sử dụng bài thuốc này trong khoảng qp người.
Bài thuốc giúp điều trị sỏi thận: sử dụng 20 gam rau diếp cá, 15 gam rau dệu, 10 gam cam thảo đất. Sử dụng hỗn hợp này sắc uống nước. Sử dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tháng có hiệu quả với quá trình điều trị sỏi thận.

4) Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng rau diếp cá
Rau diếp được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó không hẳn hoàn toàn tốt trong một số trường hợp cụ thể. Nhiều người sử dụng cũng thường có mối quan tâm tới loại rau này chẳng hạn như: ăn rau diếp cá có trị huyết trắng không?... Về cơ bản, rau diếp cá có đặc tính hàn. Với vai trò là thực phẩm, rau diếp cá được sử dụng kết hợp cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, rau xà lách, rau tía tô, hành lá... Việc sử dụng kết hợp các loại rau cùng một lúc mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và điều này cũng có thấy sử dụng rau diếp cá rất ít khi gặp tác dụng phụ do nó gây nên.
Tuy nhiên, cũng như những loại rau khác, nếu sử dụng rau diếp cá với số lượng lớn hay lạm dụng sử dụng loại rau này có thể gây ra một số ảnh hưởng không có lợi tới sức khoẻ. Nếu bạn muốn sử dụng rau diếp cá thường xuyên, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

[/tintuc]

[gia]Liên hệ[/gia]
[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Tươi/khô/bột[/dientich][tintuc]
Chuyên cung cấp Rau má tươi/khô/bột (Số lượng lớn)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái như sau:
1. Thành phần dinh dưỡng của rau má
Rau má có tác dụng gì? Uống nước rau má có tác dụng gì phụ thuộc vào giá trị dinh dưỡng mà loại rau này. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau má gồm có:
  • Nước: 88.2g
  • Đạm: 3.2g
  • Tinh bột: 1.8g
  • Cellulose: 4.5g
  • Vitamin C: 3.7mg
  • Vitamin B1: 0.15mg
  • Canxi: 2.29mg
  • Phospho: 2mg
  • Sắt: 3.1mg
  • Beta carotene: 1.3mg.

Ngoài ra, rau má cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm beta carotene, vitamin C và flavonoid. Những chất chống oxy hóa trong rau má có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do. Hơn nữa, rau má cũng là một loại rau giàu canxi, sắt, magiê và mangan. Nguồn khoáng chất này vô cùng quan trọng để phát triển và duy trì sức khỏe của xương, răng và cơ bắp.
Rau má tươi và nước rau má bao nhiêu calo? Trong 100g rau má tươi có chứa khoảng 23-30 calo. Một ly nước rau má (khoảng 240 ml) chứa khoảng 10-15 calo, tùy thuộc vào lượng đường bên trong.
Ăn rau má có tốt không? Uống nước rau má có tác dụng gì? Câu trả lời là: Rau má sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi bạn kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và các hợp chất có tác dụng kháng vi khuẩn và chống viêm. Dưới đây là 8 lợi ích của việc ăn, uống rau má:
Rễ cây rau má có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Rễ cây này gồm có rễ chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân.
Thân nhẵn và gầy, là loại thân bò lan, màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm, có màu xanh, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
Hoa rau má chủ yếu là màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
Quả có hình mắt lưới dày đặc, chín sau khoảng 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

2. Rau má có tác dụng gì?
Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má
Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Bệnh zona
  • Bệnh phong, tả, lỵ
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),
  • Lao và bệnh sán máng.
  • Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
  • Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.
  • Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.
  • Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.
  • Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên ngoài. Rau má đôi khi được thoa lên da để làm lành da và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.
3. Ăn rau má như thế nào thì tốt? Liều dùng bao nhiêu là đủ?
Để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:
Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp

4. Một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má chữa bệnh
Giải nhiệt chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt...: Sử dụng 30-100g rau má tươi giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày. Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.
Vàng da do thấp nhiệt: Lấy 30-40g rau má, 30g đường phèn, sắc uống.
Tiểu tiện ra máu: chuẩn bị ích mẫu thảo và rau má mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
Bệnh sởi: chuẩn bị 30-60g rau má, sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu.
Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): lấy 30g rau má sắc với uống với nước gạo.
Sốt xuất huyết: Sử dụng 30-100g rau má tươi sắc uống có thể thêm cỏ mực.
Táo bón: Lấy 30g rau má giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.
Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Lấy rau má và vỏ quả cau sắc uống. Có thể pha thêm một chút rượu thì hiệu quả càng cao.
Hành kinh đau bụng đau lưng: Sử dụng rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con (tương đương khoảng 30g).

Lưu ý: Khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn thì tránh lạm dụng rau má.
Rau má là loại rau vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nhờ vào công dụng hữu ích của loại rau này, chúng ta có thể làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

[/tintuc]